Skip to content
  • Add anything here or just remove it...
  • Assign a menu in Theme Options > Menus
  • Newsletter

    Sign up for Newsletter

    Signup for our newsletter to get notified about sales and new products. Add any text here or remove it.

    [contact-form-7 id="7042" title="Newsletter Vertical"]
  • Add anything here or just remove it...
sithuoc123.io.vnsithuoc123.io.vn
  • Assign a menu in Theme Options > Menus
  • Login
  • Cart / 0 ₫ 0
    • No products in the cart.

  • 0

    Cart

    No products in the cart.

Home / Thuốc Trị Ung Thư

Ibrunat 140mg

Category: Thuốc Trị Ung Thư
  • Description
  • Reviews (0)

1 Thành phần

Thành phần: trong mỗi viên nang Ibrunat có chứa

Ibrutinib……..140 mg

Các tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang

2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc 

Viên nang Ibrunat 140mg được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh, bao gồm: 

U lympho tế bào vỏ (MCL).

Bệnh bạch cầu lymphocytic mạn tính (ung thư máu – CLL) hoặc U lympho lymphocytic nhỏ (SLL).

Bệnh macroglobulin máu Waldenstrom.

Bệnh u lympho vùng cận biên (MZL).

Bệnh ghép chống vật chủ mạn tính sau khi điều trị toàn thân không hiệu quả (cGVHD).

3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Ibrunat 140mg

Liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên cân nặng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, liều có thể được điều chỉnh cho những người có chức năng thận hoặc gan suy giảm.

Liều khuyến cáo cho Ibrunat 140mg trong trường hợp u lympho tế bào vỏ (MCL) và u lympho vùng cận biên (MZL) là 4 viên/ngày, cho đến khi bệnh có tiến triển hoặc gặp tác dụng phụ không thể chấp nhận.

Liều cho bệnh bạch cầu lymphocytic mạn tính/Lympho nhỏ và macroglobulin máu Waldenstrom là 3 viên/ngày, cho đến khi bệnh có tiến triển hoặc xuất hiện độc tính không thể chấp nhận được. Trong phác đồ điều trị có sử dụng kết hợp với Bendamustine và Rituximab (dùng trong 28 ngày, tối đa 6 chu kỳ), liều cũng là 3 viên/ngày.

Nhóm bệnh nhân đặc biệt:

Bệnh nhân dùng chất ức chế CYP3A4 vừa (Clotrimazole) và mạnh (Ketoconazole) thì liều dùng khuyến cáo lần lượt là 2 viên và 1 viên mỗi ngày, hoặc ngừng sử dụng trong tối đa 7 ngày.

Ở bệnh nhân suy gan:

Nhẹ (Child-Pugh hạng A): 1 hoặc 2 viên mỗi ngày.

Trung bình (Child-Pugh loại B): 1 viên mỗi ngày.

Nghiêm trọng (Child-Pugh loại C): Chống chỉ định.

Cách sử dụng: bệnh nhân nên dùng Ibrunat 140mg vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Trong quá trình điều trị, hãy tránh ăn Bưởi hoặc cam và nhớ uống nhiều nước để ngăn ngừa sự mất nước.

4 Chống chỉ định

Không nên sử dụng Ibrunat 140mg nếu bạn bị dị ứng với ibrutinib hoặc bất kỳ thành phần nào khác trong thuốc, và cũng không dùng nếu bạn đang sử dụng thuốc thảo dược St. John’s wort.

5 Tác dụng không mong muốn của thuốc

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Ibrunat 140mg, nhưng không phải ai cũng gặp phải. Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm: tăng chảy máu, nhiễm trùng, giảm số lượng tế bào máu, gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp cao, ung thư thứ phát,…

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể là: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, đau cơ và xương, phát ban và bầm tím, viêm phổi, sốt, ớn lạnh, khó thở,…

6 Tương tác

Việc sử dụng Ibrunat 140mg cùng với các chất ức chế CYP3A mạnh hoặc trung bình (như posaconazole, Voriconazole) có thể làm tăng nồng độ thuốc này trong huyết tương, dẫn đến nguy cơ cao hơn gặp các tác dụng phụ. Do đó, nên điều chỉnh liều Ibrunat 140mg khi sử dụng đồng thời với các chất ức chế trung bình. Riêng đối với các chất ức chế CYP3A mạnh, hãy ngừng dùng thuốc Ibrunat 140mg.

Ngoài ra, nên tránh ăn bưởi và cam trong thời gian điều trị, vì chúng có chứa các chất ức chế CYP3A mạnh hoặc trung bình, làm tăng độc tính của thuốc.

Ngược lại, sử dụng Ibrunat 140mg cùng với các chất gây cảm ứng enzyme CYP3A mạnh có thể làm giảm nồng độ của thuốc. Do đó, cần tránh kết hợp với các chất gây cảm ứng này.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng chảy máu, nhiễm trùng, khó thở hoặc đau ngực, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị sớm nhất. 

Không sử dụng Ibrunat 140mg cho người có tiền sử suy tim hoặc nhiễm viêm gan. 

Tránh sử dụng thuốc này trước hoặc sau phẫu thuật do nó có thể làm chậm quá trình lành vết thương. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải thảo luận về các biện pháp tránh thai với bác sĩ và sử dụng trong suốt quá trình điều trị cũng như một tháng sau liều cuối cùng.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc Ibrunat 140mg có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.

Đối với các bà mẹ cho con bú: không nên cho con bú trong thời gian dùng Ibrunat 140mg và ít nhất một tuần sau liều cuối cùng. Các bà mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về rủi ro và lợi ích khi cho con bú mà có sử dụng thuốc này.

7.3 Ảnh hưởng với quá trình vận hành máy móc, lái xe

Nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi sau khi dùng thuốc, hãy tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.

7.4 Xử trí khi quá liều

Nếu nghi ngờ quá liều Ibrunat 140mg, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất.

7.5 Xử trí khi quên liều

Nếu quên một liều thuốc, bạn hãy uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu đã gần đến giờ uống liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch uống bình thường. Không uống gấp đôi thuốc.

7.6 Bảo quản 

Bảo quản thuốc Ibrunat 140mg ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

8 Cơ chế tác dụng

8.1 Dược lực học

Ibrutinib là một chất ức chế tyrosine kinase Bruton (BTK), nó giúp ngăn chặn hoạt động của enzyme này để ức chế tín hiệu trong tế bào B. Cơ chế tác dụng của Ibrutinib là tạo thành liên kết cộng hóa trị với một gốc cysteine trên BTK (Cys481), dẫn đến ức chế nó. [1]

8.2 Dược động học

Hấp thu: sau khi uống, Ibrutinib được hấp thu nhanh chóng và có thời gian đạt nồng độ tối đa khoảng 1-2 giờ.

Phân bố: Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định của Ibrutinib là khoảng 10.000 L và nó liên kết rất mạnh mẽ với protein huyết tương, chủ yếu là với Albumin.

Chuyển hóa: Ibrutinib chủ yếsu được chuyển hóa bởi CYP3A5 và CYP3A4, Thải trừ: Ibrutinib có khoảng 7,8% bài tiết qua nước tiểu và 80% qua phân trong 48 giờ đầu. [2] Thời gian bán thải của dược chất này vào khoảng 4 – 6 giờ.

9 Thuốc Ibrunat 140mg giá bao nhiêu?

Thuốc Ibrunat 140mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

10 Thuốc Ibrunat 140mg mua ở đâu?

Thuốc Ibrunat 140mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ibrunat 140mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Thuốc Ibrunat 140mg cho thấy hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại u lympho và bệnh bạch cầu, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nhanh chóng.
  • Thuốc dùng theo đường uống nên bệnh nhân có thể sử dụng thuốc ở nhà mà không cần phải nhập viện, giúp tăng tính tiện lợi và thoải mái.
  • Ibrutinib có cơ chế tác dụng đặc hiệu, ức chế tyrosine kinase Bruton, giúp ngăn chặn tín hiệu tăng trưởng của tế bào ung thư.

12 Nhược điểm

  • Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, từ nhẹ đến nghiêm trọng, như chảy máu, nhiễm trùng, và vấn đề về tim mạch.
  • Bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để đánh giá tác dụng của thuốc và điều chỉnh liều.

 


Tổng 5 hình ảnh

Tài liệu tham khảo

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Ibrunat 140mg” Cancel reply

Related products

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Abiratenib 250mg

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Abirakaso 250mg

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Adeline 25mg

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Ago Tumor

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Abevmy 400

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Afakaso 40mg Afatinib Tablets

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Abirapro 250mg

Quick View

Thuốc Trị Ung Thư

Afatinib tablets 40mg Natco

Archives

No archives to show.

Categories

  • No categories
Copyright 2025 © Flatsome Theme
  • Assign a menu in Theme Options > Menus
  • Login
  • Newsletter

Login

Lost your password?